Thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp năm 2021?
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, xu hướng 4.0, thậm chí là 5.0 lên ngôi khiến con người lệ thuộc vào máy móc, thiết bị điện tử. Điện trở thành điều không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, từ đất liền cho đến biên giới hải đảo.
Cũng chính vì lý do đó, nhu cầu nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng lên. Và trở thành ngành kinh doanh cực hot trên thị trường hiện nay. Trong bài viết này, Exim Logistics sẽ cung cấp cho khách hàng một số thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp. Mời quý khách hàng dành ra ít phút theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cơ sở pháp lý – Thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp. Thông thường, doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu những cơ sở pháp lý, điều kiện pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu mặt hàng này.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây điện, cáp điện khác nhau. Mỗi loại đều có những đặc điểm, tính chất riêng của mình. Và không phải loại dây điện, cáp điện nào cũng phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu kỹ về các chính sách của loại dây, cáp điện hạ áp mình cần xuất khẩu để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh làm tốn kém chi phí và ảnh hưởng không tốt đến tiến độ thông quan của lô hàng.
Nhóm các mặt hàng dây và cáp điện hạ áp bắt buộc phải kiểm tra chuyên ngành
- Thông tư 22/2011/TT-BKHCN (ban hành ngày 22/09/2011): Ban hành quy định về chất lượng đối với các sản phẩm dây và cáp điện có chất liệu bằng polyvinyl clorua, và có điện áp danh định đến và bằng 450/750V
- Thông tư 27/2012/TT-BKHCN (ban hành ngày 22/12/2012): Ban hành quy định về kiểm tra chất lượng của nhà nước về các mặt hàng nhập khẩu dưới trách nghiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nhóm các mặt hàng dây và cáp điện hạ áp KHÔNG phải kiểm tra chuyên ngành
- Các mặt hàng dây và cáp điện hạ áp KHÔNG phải kiểm tra chuyên ngành là những sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 22/2011/TT-BKHCN(ban hành ngày 22/09/2011). Đó là các loại dây cáp đã được lắp sẵn đầu nối, hay những sản phẩm, hàng hóa được tạo ra bởi một quá trình sản xuất chỉnh chu, hoàn chỉnh.
- Các mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Các mặt hàng dây và cáp điện được bọc bằng các chất liệu cách điện khác (không sử dụng chất liệu PVC để bọc).
Quy định về mã HS code và các loại thuế – Thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp
Dây và cáp điện hạ áp theo quy định là các mặt hàng không bao gồm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V. Theo quy định:
- Mã HS code chung cho mặt hàng dây và cáp điện hạ áp: 8544
- Thuế nhập khấu (NK) ưu đãi: 10%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
Mã HS code chi tiết quý doanh nghiệp có thể tham khảo:

Thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp
Để làm thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp, quý doanh nghiệp (hoặc đơn vị nhận ủy thác) phải trải qua quy trình gồm 4 bước như sau:
Bước 1
Khi hàng về đến cảng đến, doanh nghiệp cần làm đơn đăng ký KIỂM TRA NHÀ NƯỚC tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ( có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc đăng ký online tùy theo khu vực làm thủ tục đăng ký).
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Bill (vận tải đơn )
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (quy cách đóng gói)
- Contract (hợp đồng thương mại)
- C/O (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng dây và cáp điện hạ áp theo mẫu : 04 bản gốc
Bước 2
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Vietcert, Quartest 1, Quartest 3 …
Bước 3
Bước tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan đồng thời làm thủ tục xin chuyển lô hàng dây và cáp điện hạ áp về kho để bảo quản. Tiếp đến là tiến hành thông báo cho trung tâm kiểm định (có thể là Vietcert, hoặc Quartest) để họ đến và lấy mẫu thử nghiệm
Mặt hàng dây và cáp điện hạ áp có :
- Chi phí để thử nghiệm EMC tương thích điện từ : 6,000,000 vnd / mẫu
- Chi phí làm chứng nhận : 2,500,000 vnd/ chứng nhận
- Thời gian có kết quả đạt sẽ cấp chứng nhận hợp quy là từ 5 đến 7 ngày kể từ khi lấy mẫu.
Lưu ý : Đối với lô hàng dây và cáp điện hạ áp đầu tiên mà doanh nghiệp nhập khẩu. Trung tâm kiểm nghiệm sẽ đến trực tiếp kho hàng của doanh nghiệp để kiểm tra và tiến hành lấy mẫu mang đi thử nghiệm.

Bước 4
Doanh nghiệp tiến hành Nộp chứng nhận hợp quy vừa được cấp cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đẻ hoàn tất thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp (bắt buộc trong vòng 15 ngày).
Dưới đây là bộ hồ sơ đầy đủ để mở tờ khai hải quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Bill (vận tải đơn)
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing List (quy cách đóng gói)
- Contract (hợp đồng thương mại)
- C/O (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
- Catalogue, hình ảnh sản phẩm.
Với 4 bước trên, về cơ bản là doanh nghiệp đã hoàn thành được thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục, rất dễ xảy ra những phát sinh ngoài ý muốn nếu quý doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm thủ tục.
Để quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, đúng quy trình và đúng quy định pháp luật hơn. Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn ủy thác cho Exim Logistics để làm thủ tục nhập khẩu dây và cáp điện hạ áp. Liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 0943 915 525 nhé. Exim Logistics sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý doanh nghiệp bạn mọi vấn đề liên quan đến thủ tục khai báo hải quan và vận chuyển, vận tải Logistics.