Hàng hóa gia công nhập khẩu là mặt hàng khá quen thuộc và cần thiết trong xã hội hiện nay, được rất nhiều cá nhân cũng như các doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy hàng gia công là gì? Quy trình làm thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu bao gồm những bước nào? Tham khảo ngay bài viết bên dưới để có được câu trả lời chính xác nhé!
Gia công là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy trình thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là hiểu đúng được khái niệm: ” Gia công là gì?”. Gia công là quá trình một doanh nghiệp hay chủ thể nào đó được thuê để bỏ nhiều công sức lao động, sáng tạo để làm cho tốt, cho đẹp hơn lên, so với lúc ban đâu đầu. Hình thức gia công này thường gặp với các sản phẩm nghệ thuật. Với các loại hàng hóa kim loại, các chi tiết máy, gia công là làm thay đổi hình dạng, trạng thái, tính chất, v. V. của vật thể trong quá trình chế tạo sản phẩm. Gia công cũng có thể là hình thức một bên nào đó nhận nguyên vật liệu của một bên khác để làm ra sản phẩm theo yêu cầu sẵn có. Các mặt hàng công nghiệp như may mặt, giày dép thường được sản xuất nhiều bằng hình thức này.
Hướng dẫn làm thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Thương nhân gia công thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan, hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận.
Bước 2: Khai báo định mức – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Định mức gia công gồm:
- Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Thương nhân gia công nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:
- Đơn đề nghị thanh khoản.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, đồng bộ của hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công.
Bước 6: Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm.
- Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Các hình thức xử lý:
- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu huỷ tại Việt Nam.
Bước 7: Báo cáo quyết toán – Thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
- Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
- Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bạn đang muốn làm thủ tục hải quan hàng gia công nhập khẩu? Liên hệ ngay với Exim Logistics – 0943 915 225 để được tư vấn và báo giá. Xin cảm ơn!
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy làm mát không khí bằng hơi nước